Nhớ lại những ngày đảm bảo kỹ
thuật tên
lửa
Đánh địch tập kích
đường không bằng B52 vào Hà Nội.
Nguyên trợ lý phòng kỹ thuật
tên lửa 1966-1978
ĐÀO-MINH
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện
biên phủ trên không là những người trực tiếp tham gia xin kể lại một vài việc
tai nghe ,mắt thấy và trực tiếp đã làm để chúng ta cùng giao lưu tìm hiểu thêm
về chiến thăng lịch sử của quân và dân ta,có gì sai sót mong mọi
người bỏ qua cho.
Công tác đảm bảo kỹ thuật
của tên lửa phòng không bao gồm:
1-Khai thác sử dụng hết tính
năng kỹ chiến thuậtcủa khí tài.
2-Chấp hành đầy đủ các chế độ
bảo quản, bảo dưỡng theo định kỳ.
3-Kiểm tra sẵn sàng chiến đấu
sửa chữa kịp thời các hỏng hóc cho các đơn vị bảo vệ yếu địa,các đơn vị đi cơ
động chiến đấu.
5-Định kỳ quy chuẩn các loại
máy đo.
6-Kiểm tra định kỳ,hóa nghiệm nhiên liệu.
6-Kiểm tra định kỳ,hóa nghiệm nhiên liệu.
7-Cung cấp vật tư linh kiện
cho đơn vị.
8-Sán xuất bảo đảm đạn kịp
thời cho đơn vị chiến
đấu.
9-Bảo vệ,sơ tán cơ quan ,kho
tàng ,trạm xưởng.
10-Tổ chức cứu kéo khí tài
trong và sau chiến dịch.
Tình hình địch trước
18-12-1972
Ngày 13-12-1972 hội nghị Pa
ri bế tắc , Mỹ tuyên bố đình chỉ vô thời hạn cuộc họp tiếp theo.Kit sinh giơ về
nước đề nghị Ních xơn cho B52 ném bom miền Bắc theo kế hoạch đã được chuẩn bị
trước.
Ngày 14 -12 -1972
Ních xơn phê chuẩn KH tập kích đường không bằng B52 vào Hà nội ,Chiến
dịch Lai nơ-Bếch cơ.Cuộc tập kích bắt đầu vào tối 17-12-1972 tức là 19 giờ ngày
18-12 giờ Hà nội. Mỹ đã chuẩn bị 193/400 B52 ở căn cứ Guy am và Uta pao
,
Cùng 1000 máy bay F,Chia
thành 6 liên đội ở các các sân bayThái lan và 6 liên
đội ở các tầu sân bay ngoài biển dải từ ngoài biển Đà nẵng
đến Thanh hóa.
2 phi đội máy bay F111 ở sân bay Tắc ly
Thái lan.
5 máy bay tiếp dầu KC135 ở sân bay Phi líp
pin.
Ngoài ra còn một số máy bay phục vụ như:Máy
bay gây nhiễu ngoài đội hình,máy bay trinh sát có người lái,không người lái,máy
bay chỉ huy dẫn đường ,liên lạc,cấp cứu…đây toàn là máy bay cải tiến,hiện đại so
với năm1965-1968.
Ngày15-12 Mỹ thành lập BCH không quân chiến
lược ở gần căn cứ không quân Uta paoThái
lan.
. Hàng ngày Cho máy bay SP71 tăng cường
trinh sát Hànội ,Hải phòng.
Thường xuyên Mỹ cho 250 đến
300 lần chiếc F và 18-đên 27 lần chiếc B52 đánh từ Thanh hóa đên Quảng bình
,Vĩnh linh để ngăn cản tiếp tế cho chiến trường Miền Nam. Đồng thời kéo hỏa
lực của ta vào QK4 để khi địch tấn công tấn công ra
miền Bắc được dễ dàng ,Đây âm mưu cực kỳ nguy hiểm của đế quốc
Mỹ.
Tình hình và Lực lượng tên lửa bảo vệ Hà nội
trước chiến dịch.
Với tinh thần sẵn sàng chiến đấu, cảnh giác
cao độ ,Ngay 24 -11-1972
BộTTMvà TCCT xuống SCH quân chủng
nghe BTL quân chủng báo cáo lần cuối về kế hoạch tác chiến phòng không
chống cuộc tập kích đường không bằng B52 của Mỹ vào Hà nội ,Hải phòng.Tổng TTMT
đã phê duyệt KH và chỉ thị QC phải hoàn thành mọi công tác chuẩn bị trước ngày
3-12-1972.
Lực lượng tên lửa bảo vệ Hà nội lúc đó là
.
Có 2E =8 tiểu đoàn hỏa lực và 2 tiểu đoàn
kỹ thuật.
-Vào chiến dịch ngày
22-12 Hà nội được bổ sung thêm D71,72,86,
87.
Mỗi E bảo vệ Hà nội có 2 cơ số đạn=96 quả
.T1=48 quả.T2,3,4=48 quả,
-Ngày 8-12- 1972 BTTM ra lệnh E261(trung đoàn
đang bảo vệ Hà nội) chuẩn bị mọi mặt vào chiến trường phía
nam chiến đấu .Hầu hết cán bộ cấp trưởng trung
đoàn,tiểu đoànvà một số chiến sỹ được đi phép .Cấp phó,kíp 2 ở lại chuẩn bi khí
tài,trang bị mọi mặt để lên đường Đi B
.
-Kho quân chủng có 12 bộ khí đã trung tu và
sửa chữa, đồng bộ ,đã làm bảo quản niêm cất Sắn sàng cấp cho đơn
vị.Sửa chữa được 220/300 quả đạn hỏng.A31 sủa chữa 600/1000 khối đạn lẻ để kịp
thời thay thế cho đạn hỏng. Tăng cường cơ số đạn dự trữ cho đơn
vị.
-Chuẩn bị cấp cho E274 (chiến đấu ở QK4 ra)
4 bộ khí tài hỏa lực,một tiểu kỹ thuật. giao cho Kho 332 và A31Chịu trách nhiệm
kiểm tra và bàn giao cho đơn vị.
-Lúc này các chuyên gia kỹ
thuật Liên xô đã rút không còn ở Việt
nam.
-Nhưng E274 hành quân từ
Quảng- bình ra Hà nội mới được 2 tiểu đoàn hỏa lựclà D86,87 và
tiểu đoàn kỹ thuật.2 tiểu 88,89 chưa ra
kịp.
-Nếu E261 đi vào Nam thì phía Bắc Hà nội
không có lực lượng bảo vệ.
Nhận thấy tình hình rất khẩn trương thường
vụ ĐU QC nhất trí đề nghị lên Thường trực quân ủy trung ương để E261 ở lại ,Giao
cho ĐC tư lệnh Lê văn Tri lên báo cáo .Lần thứ nhất không được đáp
ứng .lần thứ 2 ĐC Lê văn TRI đã gặp trực tiếp Đ/C TTMT Văn tiến Dũng ,được TTMT
chấp nhận cho E261 ở lại.
Đổi 2 bộ khí tài đã trung tu, sửa chữa tốt
đổi cho D78,D94.
Cấp cho F361,F365 mỗi đơn vị một bộ đài
điều khiển làm dự bị .
Cấp bổ sung 80 máy đo các loại cho các F
làm dự trữ.
Đổi p12 mới cho
D93,73,52.
Đổi 6 p12 mới cho binh chủng
ra đa .
Theo lệnh của QC từ 1-12 -1972 đến 15-1-
1973.phải vận chuyển xong số đạn bổ sung cho các đơn vị đang chiến đấu ở QK4 như
sau:
F361,363,CHCvận chuyển cho E275 =66
đạn.
F365 vận chuyển 48 dạn cho
E267.
CKT vận chuyển 58 đạn cho
E263.
- Ngày 15-12-
1972 BộTTM mới Có quyết định cho E261 ở lại sẵn sàng
đánh B52 bảo vệ
Hà nội. Số cán bộ chiến sỹ ở lại nhanh chóng triển khai chiến đấu.Cho xe đi đón
cán bộ đi phép về ngay đơn vị để chiến
đấu.
Ngày 15-12-1972 Bộ tư lệnh
PKKQ quyết định ngừng vận chuyển đạn cho các đơ vị đang chiến đấu ở
QK4.
Ngoài công việc trên theo kế
hoạch tác chiến của QC Ngành KT tên lửa đã đôn đốc các đơn vị khẩn trương sửa
chữa các hỏng hóc,hoàn thành công tác bảo quan định kỳ năm, nhanh chóng
đưa khí tài vào sẵn sàng chiến
đấu.
10-12 tổ chức hội nghị trạm xưởng rút kinh
nghiệm về bảo quản,sửa chữa khí tài.
15-12-họp khẩn cấp về KH bảo đảm đạn tên
lửa.
18-12-CKT tổ chức các đoàn đi
kiểm tra các Dkt,hỏa lực bảo vệ Hà nội.
Một số cải tiến khí tài nâng cao tính năng
kỹ chiến thuật.
-Nâng công suất trả lời của đạn từ >20
oát lên >1000oát để tín hiệu trả lời vượt qua tín hiệu nhiễu tạp của địch
,nên đạn luôn luôn có điều khiển.
-Có mạch đồng nhất dải nhiễu để trắc thủ
góc tà và phương vị bám sát cùng một dải nhiễu cùng một mục tiêu khi đánh bằng
chế độ ba điểm(T/T) đã tiêu diệt được B52
.
-Có mạch phóng giả đánh lừa địch. Khi địch
nhận được tín hiệu này thì máy bay F đi hộ tống bảo vệ B52 cơ động nhốn nháo,còn
B52 to lớn cồng kềnh không cơ động được, nhờ đó trắc thủ Bám sát B52 và tiêu
diệt.
-Đầ u đạn đã cải tiến từ 3000 mảnh lên
12.000 mảnh bán kính sát thương từ 60 độ lên 90
độ.
-Nâng công suất máy phát,mở rộng dải tần
rãnh mục tiêu để làm giảm cường độ nhiễu của địch ,đối với máy thu rãnh mục
tiêu.(ít tác dụng)
_Qua kinh nghiêm chiến đấu khi máy bay địch
ở xa cánh sóng gây nhiễu của địch chiếu thẳng vào đài làm cho ta không nhìn thấy
tín hiệu mục tiêu. Nhưng khi máy bay địch vào 32-34- km thì cánh
sóng gây nhiễu vượt qua đài(khu mù của máy gây nhiễu)B52 lộ nguyên hình bị bắn
rơi ở chế độ vượt nửa góc dễ dàng. Ngoài ra còn nhiều bước cải tiến khác phục vụ
cho chiến đấu.ta sẽ tìm hiểu
sau.
-Không có việc cải tiến nối thêm tầng cho
tên lửa mà một số bài báo đã viết.
Giải quyết ,sửa chữa các hỏng hóc
trong chiến dịch:P KT tên lửa ở Hà nội cón
2 tổ thường trực:tổ Dkt lo giải quyêt đạn,phách cho đơn vị.
Tổ hỏa lực lo việc kiểm tra ,cấp phát,sửa
chữa khí tài đảm bảo chiến đấu.
Khắc phục hỏng hóc trong chiến
dịch
Kỹ thuật cùng với tham mưu tác chiến
xuống các đơn vị tìm hiểu, nắm tình hình đơn vị nào
bắn được B52 ,Đơn vị nào không bắn được B52 nguyên nhân tại sao. Kiểm tra
SSCĐ tiểu đoàn 86 và 87 mới nhận khí tài ra triển khai
CĐ
-Ngày 21-12 D76 ở trận địa
Dương tế bị trúng srai do bắt nhầm F làm giả B52 ,Tổ
hỏa lực xuống kiểm tra thấy hỏng RMA(xe chia điện) và một số cáp
bệ,Đề nghị Thủ trưởng cục cấp đổi không có khả năng sửa chữa tại chỗ,Nên đã bảo
đảm SSCĐ ngày trong ngày.
Ngay 21-12 D77 bị máy bay F vào đánh bom bi
hỏng anten phải đổi bộ anten mới.Khi thay anten phải điều chỉnh đồng bộ giữa PA
và YA Với PY Việc này đơn vị không làm được,Cán bộ phòng kỹ thuật tên lửa xuống
làm,đơn vị chiến đấu trong ngày.
Ngày 28-12- D77 lại bị máy bay F tới đánh
.3 pháo thủ bị thương.Đài không hỏng vẫn
SSCĐ.
-28 -12
D57 bị bom vào trận địa hỏng một bệ phải
thay,một pháo thủ hy sinh.
--29-12 D94 bị
bom B52 vào trận địa 7 cán bộ ,chiến sỹ hy sinh. Đoàn kỹ
thuật đến kiểm tra thấy khí tài ,đạn ,bệ đều hỏng không có
khả năng khôi phục phải kéo về xưởng sửa
chữa.
- D87 ở trận địa Thanh mai bị bom hỏng
anten và bệ phóng cũng là ngày kết thúc chiến dịch khí tài được kéo về A31 sửa
chữa.
-Trong 12 ngày đêm chiến dịch mở máy
nhiều,mở liên tục ,nhưng khí tài làm việc rất ổn định,không có
hỏng hóc,vì sau định kỳ năm sửa chữa và thay thế được hết các hỏng
hóc, bổ sung đầy đủ các linh kiện dự trữ .Đặc biệt E261 chuẩn bị đi B nên được
bổ sung tăng cường,lại được thay các bộ khí tài cũ như D94,D78 ,không ổn định
.Vì thế suốt thời gian chiến dịch khí tài rất ổn định không có hỏng vặt,không
có đơn vị nào báo hỏng phải nghỉ chiến đấu.
Chỉ có khí tài hỏng do địch đánh . Đây là kinh nghiệm mà ngành kỹ thuật
luôn luôn quan tâm đúc rút kinh nghiệm trong đảm bảo kỹ thuật.
Kế hoạch đảm bảo đảm đạn trong chiến dịch
đánh B52 vào Hà nội
Công tác bảo đảm là nhiệm vụ cực kỳ quan
trọng trong chiến dịch,nó giúp người chỉ huy tính toán ,xác định thời gian và
quy mô chiến dịch.giúp người chỉ huy vận dụng cách đánh sao
cho phù hợp với hỏa lực của đơn vị mình ,để vừa tiêu diệt được địch, tiết
kiệm được đạn , hoành thành được nhiệm
vụ.
-Theo kế hoạch tác chiến địch sẽ sử dụng
193- B52 và trên 1000 máy bay chiến thuật ,2 phi đội máy bay cánh cụp ,cánh xòe
F111.
Mỗi ngày địch sẽ sử dụng từ 60 đến 90 lần
chiếc B52 và120 đến 150 lần chiếc máy bay chiến thuật.Không KH nào nói lượng đạn
tiêu thụ trong chiến dịch là bao nhiêu để để các tiểu đoàn lắp ráp đạn
chuẩn bị .
Địch cho rằng tháng 4-1972
B52 đánh vào Hải phòng tên lửa đã phóng 97 quả đạn mà không tiêu
diệt được một máy bay nào.Vì thế đã làm mê mẩn các nhà vạch kế
hoạch Mỹ .Chúng cho rằng B52 có 15 máy gây nhiễu công suất rất
mạnh, 2 máy gây nhiễu tiêu cực có máy bay tiêm kích
đi hộ tống cũng có máy gây nhiễu tích cực ,lại có máy bay gây nhiễu EB66 ngoài
đội hình .Cho nên Mỹ rất chủ quan là đã vô hiêụ hóa được Tên lửa
phòng không Bắc Việt.B52 vào đánh Hà nội chỉ là một cuộc dạo chơi
vào chỗ trống.B52 là pháo đài bay bất khả xâm phạm.
-Vì thế ngày đầu Mỹ đã dùng
90 lần chiếc B52,135 lần chiếc F,vào đánh Hà
nội.
Tên lửa đánh 33 trận bắn hết
62 đạn ,rơi được 3-B52.
Ngày thứ hai Mỹ
dùng 87 lần chiếc B52 ,và 163 lần chiếc F vào
đánh.
Tên lửa đánh 22 trận,phóng hết 36 đạn.không
bắn được một máy bay nào. Như vậy mới có 2 ngày ta phóng hết 100 đạn bằng 2 cơ
số đạn trung đoàn.Số đạn tiêu thụ này Dkt phải lắp ráp 5-6 ngày mới đủ .Chính vì
thế Tiểu đoàn 77 ,94 báo cáo hết đạn, Có tiểu đoàn
còn 3,4 quả. BTL quân chủng.Cơ quan kỹ thuật rất lo ,Từ Cục trưởng,cục phó
,trưởng phó phòng kỹ thuật ,trợ lý đạn E,F đều chạy đôn,chạy đáo Để làm sao bảo
đảm đủ đạn cho đơn vị kịp chiến đấu đánh
B52.
Thủ trưởng CKT đề nghị QC
quân chủng cấp 87 đạn ở kho,30 xe TZM (xe chở
đạn).
Và 6 TCT( xe để đạn).cho các
Dkt.
Bổ sung Dkt 90 của E274 vào D80 E257 Đồng
thời điều 2 dây chuyền kiểm tra sửa chữa đạn của A31 bố sung cho
D95 .bố trí lại các bãi sản xuất đạn hợp lý,không để phân tán như
trước.
Chỉ thị của quân chủng tên lửa chỉ sử dụng
để đánh B52, , không đánh F, đánh tiết kiệm đạn.Ngày 26 -12 quân chủng phải điều
thêm 24 đạnT1( đạn sẵn sàng chiến đấu) của F365 từ Thanh hóa ra Hà
nội cho F361, tối ngay 28 -12 chuyến đầu tiên chở
đạn ra tới Ba la bông đỏ để phân chia cho các tiểu đoàn,thì chiến
dịch đã gần kết thúc.
-Đêm 29-12 chúng tôi đang cùng nhau tính
toán số đạn còn lại của các tiểu đoàn để điều động ,bổ xung thì Đ/C đại tướng
tổng tư lệnh Võ nguyên Giáp đến vỗ vai chúng tôi và
hỏi ta còn bao nhiêu đạn các đ/c.Thấy Đ/C tổng tư lệnh vui vẻ và bình tĩnh chúng
tôi đoán chiến dịch sắp kết thúc,chúng ta sắp thắng rồi.Mỹ đã
thua.
Đúng vậy vận nước đã đến
rồi,giặc mỹ đã hết hơi,Ta cũng đã gần kiệt sức,Nếu địch tiếp tục đánh thêm vài
ngày nữa thì không biết tình hính sẽ như thế
nào?
Kết quả 12 ngày đêm chiến dịch, Công tác
bảo đảm đạn cho Các đơn vị gặp muôn
vàn khó khăn mới có đạn để các đơn vị phát huy hỏa lực đánh được
192 trận,phóng 334 đạn tên lửa gần 3,5 cơ số đạnTrung Đoàn ,bắn
rơi 36/81 máy bay các loại ,trong đó có 36 B52,Hà nội bắn rơi 29
B52 các nơi khác bắn rơi 7 B52 .
xét xem khả năng bảo
đảm đạn của Dkt
Theo công thức - Năng
xuất sản xuất đạn của một dây chuyền
Dkt.
N=k(T-T1)/Tn
K=Kkt.Ktđ.Ksk.Kmb…
Kkt=0.9 (hệ số kỹ
thuật)
Ktđ=0,9(trình độ kỹ
thuật)
Ksk=0,8(sức khỏe của KTV) nếu
làm liên tục nhất là ở bãi O,G.
Ktđ= 0,6(Trận địa sản
xuất),làm việc ban đêm.thiếu ánh sáng.
T-thời gian làm trong
ngày=8giờ
T1 thời gian lắp xong một quả đạn đầu
tiên=120 phút.
Tn- là thời gian làm việc lâu nhất trên dây
chuyền.
Vậy năng xuất một dây chuyền
N=0,4(8.60-120)/20=7 đạn- Khi không phải kiểm tra kíp, ngày làm việc 8 giờ sản
xuất được 7 đạn. cả tiểu đoàn được 14
đạn.
Khi phải kiểm tra kíp
N=0,4(8,60-120)/120=1 quả ,Dkt=2
quả
-Điều kiện sản xuất như trên
vẫn còn là lý tưởng.
Thực tế ngàyđầu CZ 4 dây D80
không phải kiểm tra KIP sản xuất được 18 đạn.Ngày thứ 2 phải kiểm tra KIP
được 12 quả.ngày thứ 3 sản xuất được 8 quả.Năng xuất giảm dần
vì:
Vào CZ quân số chỉ còn hơn
một dây chuyền,phải thu thập tất cả nuôi quân,cảnh vệ,y tá mới đủ
2 dây chuyền yếu.Khi sản xuất ra được đạn thì lại thiếu cần cẩu, Vì cần
cẩu phải đi phục vụ cho D hỏa lực thu hồi và triển khai anten ,thiếu xe chở
đạn Vì Sự mắc bận của Xe chở đạn, do đường xá chắc chở ,có khi còn
bị địch đánh. Các bãi đạn để phân tán khắp nơi.Bãi sản xuất đạn dã chiến ,có
tiểu đoàn được làm trên sân vận động ,Có tiểu đoàn
phải sản xuất ngay trên đường làng. Làm việc ban đêm thiếu ánh
sáng,Ban ngày không
triển khai sản xuất phải cất dấu ,ngụy
trang khí tài.Sức khỏe trắc thủ không đủ sức làm 3 ca liên tục , ốm rất nhiều.
nhất là trắc thủ ở bãi O ,G phải mặc quần áo phòng độc .không thể
làm liên tục ba ca dài ngày .Nhưng với tinh thần và nghị lực rất cao các chiến
sỹ Dkt đã bảm bảo được đủ đạn cho đơn vị chiến đấu.Nên nhiều cán bộ ,chiến sỹ
được cấp trên khen thưởng.Việc sản xuất đủ đạn cho đánh B52 còn
nhờ được bổ sung kịp thời
thêm 4 dây chuyền sửa chữa, lăp ráp đạn cho các Dkt .Nhờ kho vận
chuyển đạn về bổ sung kịp thời cho Dkt để lắp ráp đạn cho
đơn vị chiến đấu.
Trên cơ sở tình toán
và phân tích ,việc bảo đảm đạn cho chiến dịch đánh lớn là vô cùng khó
khăn . Vì thế người chỉ huy phải thường xuyên kiểm tra ,Đôn
đốc, chú ý đến biên chế,huấn luyện,Duy trì hệ số kỹ thuật cao,Bố
trí các tuyến đạn khoa học hợp lý. sửa chữa kịp thời
đạn hỏng.Trận địa sản xuất phải bằng phằng ,có trận địa chính,trận địa dự bị.để
sản xuất liên tục.
Căn cứ vào kế hoạch tác chiến tiêu thụ đạn
,cấp trên phải bổ sung đạn kịp thời cho Dkt. .Phải tăng cường
người và khí tài cho tiểu đoàn kỹ thuật khi đánh
lớn.
Trên đây là kinh nghiệm thực
tế ,Nếu chỉ để Dkt như biên chế , thì Dkt cũng không
thể bảo đảm được đạn cho đơn vị đánh lớn. như CZ
đánh B52 Vào Hà nội .Ta cần rút kimh nghiệm.Nếu như có kẻ thù nào
sau này đánh lớn vào Hànội ta sẽ không để đơn vị thiếu
đạn.
Hà nội
30-7-2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét